Thứ Ba , 23/04/2024 | 7:15 Chiều
ĐẶT VÉ TRỰC TUYẾN GỌI

1900 6432 - (024/028) 7300 1133

5 điều kiêng kỵ tuyệt đối tránh khi cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo thường được các gia đình thực hiện vào ngày 22 – 23 tháng Chạp hàng năm. Tuy nhiên, việc cúng lễ trong ngày này đòi hỏi nhiều tục lệ đi kèm mà gia đình bạn nên tuân theo để tránh phạm phải những đại kỵ trong phong thủy và cũng để đón phước lộc được trọn vẹn.

Cùng vé máy bay Flynow tìm hiểu những điều kiêng kỵ nhất định phải tránh nhé!

5 điều kiêng kỵ tuyệt đối tránh khi cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm dân gian Việt Nam từ bao đời nay, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về thiên đình để trình báo mọi việc của gia đình dưới hạ giới xảy ra trong một năm với Ngọc hoàng. Vì thế mà có tục cúng ông Công ông Táo về chầu trời.

Nên làm lễ cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ gia tiên, không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp

Theo một số chuyên gia phong thủy, việc làm lễ cúng ông Công ông Táo nên được tiến hành ở bàn thờ thần linh gia tiên, không nên đặt mâm lễ cúng ở dưới bếp. Khi cúng, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.

5 điều kiêng kỵ tuyệt đối tránh khi cúng ông Công ông Táo

Trong khi làm lễ cúng ông Công ông Táo không nên cầu xin tài lộc, sung túc

Có rất nhiều người cúng ông Công, ông Táo không quên xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc, sung túc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.

Có rất nhiều người cúng ông Công, ông Táo không quên xin được làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc, sung túc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phong thủy thì Táo Quân lên thiên đình là để báo cáo việc lớn nhỏ của gia chủ với Ngọc Hoàng nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt, không nói điều xấu với thiên đình.

Không cúng sau 12h trưa

Lễ cúng ông Công ông Táo (Táo quân) cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp để mong cầu các Táo giúp họ giữ “bếp lửa” gia đình luôn nồng ấm và hạnh phúc.

Không nên cúng lễ ông Công, ông Táo sau ngày 23. Lễ cúng ông Công, ông Táo cần phải được tiến hành trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch để Táo quân kịp lên thiên đình.

Không được ném cá chép từ trên cao xuống

Cá chép tượng trưng cho thần linh nên các gia đình chỉ thả cá từ từ xuống nước để cá có thể sống được. Tuyệt đối không được đứng từ trên cao như trên cầu, đường ném cá chép xuống sông bởi rất có thể cá sẽ chết.

5 điều kiêng kỵ tuyệt đối tránh khi cúng ông Công ông Táo

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo đơn giản.

Đặc biệt, về cỗ cúng ông Táo, gia đình bạn có thể lễ chay hay mặn đều được. Lễ chay thì gồm có giấy vàng, giấy bạc, tờ tiền, cau trầu, nước và hoa quả. Nếu gia chủ muốn cúng lễ mặn thì có thể cúng giò chả, chân giò, xôi và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng. Chẳng hạn như các món làm từ Vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó.

5 điều kiêng kỵ tuyệt đối tránh khi cúng ông Công ông Táo

Xem thêm: Những món ngon ngày Tết bạn không thể không biết

Cách chọn cá chép chuẩn nhất để cúng ông Công ông Táo

Về số lượng

Cúng ông công ông Táo cần 3 chú cá chép đỏ, vì thế nếu bạn cho rằng nên cúng nhiều cá chép hoặc cúng một cặp là chưa đúng.

Theo truyền thuyết dân gian, ba vị Táo quân Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là những vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ “thần Bếp” chuyên cai quản việc bếp núc.

Nên chọn cá chép giấy hay cá chép sống?

Nếu đã cúng cá chép giấy thì thôi cá chép sống và ngược lại. Cá chép sống dùng để cúng ông Công, ông Táo thường được chọn mua là cá chép đỏ. Sau khi mua về nhà, nên thả vào một bát nước sạch, thả thêm 1 cọng rêu nhỏ vào bát nếu mua cá trước thời gian cúng lâu. Khi cúng bát (chậu) cá chép được để cạnh mâm cỗ cúng.

5 điều kiêng kỵ tuyệt đối tránh khi cúng ông Công ông Táo

Một số món không nên cúng Táo quân

Có một số loại thịt người ta kiêng không đem cúng ông Công, ông Táo. Chẳng hạn như các món làm từ vịt, chim, ngỗng, trâu, bò, dê, chó…

Cỗ đem cúng phổ biến là làm từ thịt lợn, thịt gà.

Văn cúng ông Công, ông Táo

 

5 điều kiêng kỵ tuyệt đối tránh khi cúng ông Công ông Táo 5 điều kiêng kỵ tuyệt đối tránh khi cúng ông Công ông Táo

Ông Công, ông Táo là hai vị thần khác nhau, lễ cúng cần tránh phạm phải những điều kiêng kỵ, cả năm xui xẻo lắm đấy!

Xem thêm: Lục lại ký ức, tìm về Mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội