món ăn đặc sản Hà Nội Archives - FLYNOW BLOG https://www.flynow.vn/blog/tag/mon-an-dac-san-ha-noi ĐẶT VÉ TRỰC TUYẾN GỌI 1900 6432 - (024/028) 7300 1133 Tue, 01 Aug 2017 04:11:23 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.4 https://www.flynow.vn/blog/wp-content/uploads/2016/11/cropped-logo-flynow-final-KH-32x32.png món ăn đặc sản Hà Nội Archives - FLYNOW BLOG https://www.flynow.vn/blog/tag/mon-an-dac-san-ha-noi 32 32 Có một thức quà đến cùng mùa thu Hà Nội: Cốm Làng Vòng https://www.flynow.vn/blog/am-thuc/dac-san-com-lang-vong-ha-noi Thu, 25 May 2017 07:51:18 +0000 https://www.flynow.vn/blog/?p=8478 Nhắc đến quà Hà Nội, không ai là không nghe danh Cốm Làng Vòng (một làng nhỏ ven đô, trước thuộc Huyện Từ Liêm, nay thuộc Quận Cầu Giấy – Hà Nội). Cốm Làng Vòng Hà Nội nổi tiếng khắp 4 phương bởi màu cốm xanh mát như màu xanh của ngọc, hạt cốm dẻo, …

The post Có một thức quà đến cùng mùa thu Hà Nội: Cốm Làng Vòng appeared first on FLYNOW BLOG.

]]>
Nhắc đến quà Hà Nội, không ai là không nghe danh Cốm Làng Vòng (một làng nhỏ ven đô, trước thuộc Huyện Từ Liêm, nay thuộc Quận Cầu Giấy – Hà Nội). Cốm Làng Vòng Hà Nội nổi tiếng khắp 4 phương bởi màu cốm xanh mát như màu xanh của ngọc, hạt cốm dẻo, cho vào miệng ăn có vị ngọt, thơm mùi sữa của lúa nếp non và không bị ngăm.

Tháng 5 trở đi Hà Nội bắt đầu rộn sắc quà phố. Gió nhè nhẹ, man mát mang theo vô vàn những hương vị thân thương, quen thuộc. Có thứ hương thơm đặc trưng của đất Hà Thành mà Cụ Thạch Lam đã từng ví như là : “Một thứ quà của lúa non” trong Hà Nội 36 Phố Phường. Một thứ quà đặc sản chắc hẳn phải quyến rũ, đặc biệt lắm mới khiến Nhạc Sĩ Trịnh Công Sơn dành tặng những ca từ đẹp đẽ nhất cho bài hát của Ông:

“Hà Nội mùa thu mùa thu Hà Nội

Mùa Hoa sữa về thơm từng cơn gió

Mùa Cốm xanh về, thơm bàn tay nhỏ

Cốm sữa vỉa hè, thơm bước chân qua”

cốm làng vòng hà nội 1

 

Nhắc đến ẩm thực Hà Nội, không ai là không nghe danh Cốm Làng Vòng (một làng nhỏ ven đô, trước thuộc Huyện Từ Liêm, nay thuộc Quận Cầu Giấy – Hà Nội). Cốm làng Vòng Hà Nội nổi tiếng khắp 4 phương bởi màu cốm xanh mát như màu xanh của ngọc, hạt cốm dẻo, cho vào miệng ăn có vị ngọt, thơm mùi sữa của lúa nếp non và không bị ngăm. Ngày xưa mỗi đận sắp đến rằm Trung Thu là vào vụ cốm, cả làng Vòng lại rộn rã tiếng chày giã cốm. Bất kỳ ai đi qua đây cũng đều cảm nhận được tiếng chày, tiếng cối thập tình như một bản đồng ca của những Người Nghệ Sĩ Nông Dân. Nói không Ngoa chứ người làng Vòng khi nghe tiếng chày cối giao thoa có lẽ cũng biết được là chày cối của nhà nào vừa mới nổi.

>>Xem thêm:

Để làm ra thứ cốm ngon trứ danh là hàng loạt các công đoạn của những Nghệ Nhân Cốm Làng Vòng từ việc lựa chọn những bông lúa nếp non thơm ngon đủ độ nhất từ những cánh đồng bao la, bát ngát (lúa nếp non khi cầm hạt trên tay dùng móng tay bấm phải ra giọt sữa bên trong lớp vỏ trấu màu xanh). Tiếp đó là mang về tuốt lúa lấy thóc, giã thóc sàng chấu, rang hạt,… để rồi thành phẩm cuối cùng là thứ hạt dẻo như xôi chứa đựng biết bao sự trân trọng và vất vả của người làm ra chúng.

cốm làng vòng hà nội 2

Cốm Vòng đúng kiểu được gói trong hai lớp lá. Hạt cốm được gói trực tiếp bằng lá “ráy” giữ cho Cốm không bị khô và để được lâu hơn, lớp lá Sen được bao bọc bên ngoài như để nhấn nhá hương Sen thơm mát, phảng phất tạo sự ngon miệng cho người dùng. Sau cùng là hai dây lạt mềm làm từ thân cây lúa đã tuốt hết hạt, có khi là còn vương lại những hạt “lép” buộc vuông góc nhau làm cho gói cốm thêm phần chắc chắn và nhìn rất bắt mắt.

Sự gói gém cốm đã kỹ càng, chỉn chu thì sự thưởng thức cốm cũng cầu kỳ không kém cạnh.

Cốm là thứ Quà không dành cho người “sống gấp”, kẻ “ăn thùng uống vại”. Ăn cốm tươi đúng kiểu là phải nhẹ nhàng dùng 5 đầu ngón tay nhón một ít rồi bỏ vào miệng. Nhón cốm mà mạnh tay chẳng may ngón tay cào rách lớp lá ráy gói cốm thì có mà ngứa tung mồm tung miệng, ngứa từ mồm vào cho đến cuống họng rồi lại khổ vì cái sự ăn. Cốm cho vào miệng rồi cứ thế mà từ từ thưởng thức và thẩm thấu từng chút, từng chút một hương vị thanh tao của Làng Quê Việt!

cốm làng vòng hà nội 6

Có một thứ quả mà khi ăn kèm với Cốm tươi được ví như Cậu với Mợ, không thể hợp cạ hơn được đó là Chuối tiêu trứng Cuốc (quả chuối tiêu chín tự nhiên có những chấm đen ở vỏ giống như quả trứng của Con Cuốc). Này nhé! Sau bữa cơm chiều, pha một ấm trà, mở gói Cốm Vòng thơm phức, lột vỏ quả chuối tiêu, chấm chấm một chút cốm rồi bỏ vào miệng ăn, sau đó nhâm nhi một ngụm trà mạn loại hảo hạng nước xanh biêng biếc. Để rồi bao nhiêu tinh hoa ẩm thực từ thơm, dẻo, ngọt, mềm,.. cứ thế cuốn trôi vào trong cổ họng hết rồi còn đâu. Thử hỏi cuộc sống này còn gì có thể “Tao Nhã” hơn không?

Cốm Làng Vòng Hà Nội còn có thể chế biến được rất nhiều món như Chè cốm, bánh cốm, chả cốm hay cốm xào. Những món ăn chơi này cũng có những hương vị riêng khác nhau nhưng chỉ mang tính thưởng thức cho biết chứ thú thật là cốm tươi mà chế biến ra bất kỳ món ăn nào khác thì ít nhiều gì cũng làm mất đi hương vị tinh khiết của nó. Các cụ đã dạy rồi. Cốm tươi cứ phải “Ăn tươi nuốt sống” mới là Sành.

cốm làng vòng hà nội 4

Cốm Vòng hảo hạng còn có một sự độc đáo và đặc biệt vô cùng. Hễ ăn mà không hết chỉ cần đem bỏ ngăn mát tủ lạnh. Hôm sau dùng tiếp thấy Cốm bị cứng thì cứ thế mà vẩy lên đó một chút nước là Cốm lại tự mềm dẻo và thơm ngon như thủa ban đầu.

Làng vòng bao nhiêu năm đã thay đổi nhiều. Nhà cao tầng mọc lên san sát. Đi qua chỉ còn chiếc cổng làng là dấu tích duy nhất khiến ta nhận ra ngôi làng này. Cũng không còn tiếng chày tiếng cối giã cốm nhịp nhàng thân quen. Có nhẽ nhiều người đã bỏ nghề. May đâu còn lác đác vài hộ vẫn còn Yêu thứ nghề gia truyền này. Chỉ có Cốm Vòng Hà Nội là vẫn còn giữ nguyên thứ hương của Mùa Thu, của Hà Nội xưa mà khiến bất cứ một người con đất Hà Thành nào khi đi thì nhớ, khi về thì thương.

Cốm giờ này bắt đầu ngon rồi đấy. Có về Hà Nội đúng mùa cốm non, đừng quên gói theo 1 ít làm quà nhé.

Đặt vé máy bay đi Hà Nội, về đội của Flynow để đặt được vé rẻ nhanh nhất nhé!

Tác giả: Khương Tiên Sinh

Khám phá ẩm thực Hà Nội góc nhìn tản mạn của Khương Tiên Sinh:

– Tháng 5 trở những niềm xưa về cùng một mùa Sấu Hà Nội

– Quán Bún chửi Hà Nội và những điều ít ai biết đến

The post Có một thức quà đến cùng mùa thu Hà Nội: Cốm Làng Vòng appeared first on FLYNOW BLOG.

]]>
Quán Bún chửi Hà Nội và những điều ít ai biết đến. https://www.flynow.vn/blog/am-thuc/bun-chui-ha-noi-dieu-ban-chua-biet Thu, 25 May 2017 04:22:56 +0000 https://www.flynow.vn/blog/?p=8466 Ở cái đất Hà Nội này, đụng đến thứ gì cũng có thể coi là đặc sản. Bún chửi Hà Nội trên con phố nhỏ Ngô Sỹ Liên cũng không phải ngoại lệ. Cái sự chửi của dân kẻ chợ có thể khiến người nơi khác cảm thấy phiền lòng và khó chịu, ấy nhưng …

The post Quán Bún chửi Hà Nội và những điều ít ai biết đến. appeared first on FLYNOW BLOG.

]]>
Ở cái đất Hà Nội này, đụng đến thứ gì cũng có thể coi là đặc sản. Bún chửi Hà Nội trên con phố nhỏ Ngô Sỹ Liên cũng không phải ngoại lệ. Cái sự chửi của dân kẻ chợ có thể khiến người nơi khác cảm thấy phiền lòng và khó chịu, ấy nhưng với dân bản địa tôi với cách hiểu, cách chấp nhận nó thì đó là điều hoàn toàn bình thường. Và Bún Chửi cũng là một “đặc sản” của ẩm thực Hà Nội.

Bún chửi Ngô Sỹ Liên hay bún dọc mùng bà Thảo là một quán ăn như thế. Bà Thảo bán bún từ năm 1984 nhưng nghe đâu cũng long đong lận đận mãi mới yên vị tại con phố nhỏ Ngô Sĩ Liên sau ga Hàng Cỏ. Khách đến với bà cũng vì nhiều nhẽ, có khi là tò mò về cái danh bún mắng cháo chửi ở Hà Nội, muốn mắt thấy tai nghe cái cái lối ăn nói chém to kho mặn của người phụ nữ này, hoặc thể người ngoa ngoắt muốn so đo cao thấp kẻ tám lạng, người nửa cân với cơn chửi như ăn phải khoai ngứa của bà chủ quán. Nhưng với tôi, một kẻ vốn dĩ đã quá hiểu về văn hoá chửi thì tôi đến là vì cái bún dọc mùng bà Thảo thật sự ngon với khẩu vị của mình. Có đi ăn nhiều nơi rồi mới dám khẳng định bún dọc mùng ở đây là chuẩn vị.

những điều ít biết về quán bún chửi hà nội

Ngoài nước chấm magi ớt tỏi bày biện rất bắt mắt ra thì nồi nước dùng mới thật là chất. Vị nước xương ngòn ngọt hẳn phải ninh nấu rất kỹ từ xương ngon mới không bị lẫn mấy thứ mùi lạ với một thằng nhạy cảm với mùi như tôi. Một chút thanh thanh, chua chua lên màu dậy vị từ cà chua, tai chua hay trái sấu, dấm bỗng lẫn cái hăng hăng, sần sật của dọc mùng chan bún rối hoặc bún chấm bên ngoài mới thật đậm đà, thơm mát, trong lành trong những ngày hè oi ả. Ăn kèm với bún dọc mùng là thịt chân giò, móng giò chặt, lưỡi lợn, sườn lợn miếng nào miếng nấy thái dầy khộp chứ không mỏng lay lắt như ở vài chỗ khác, ăn lẫn với mùi tàu, lá húng thơm, vừa béo ngậy vừa mềm, lại ngập mồm ngập miệng trong cung bậc cảm xúc của ẩm thực.

>> Xem thêm: 7 món bún ngon Hà Nội nhất định phải thử

 

nước chấm magi ớt tỏi ở quán bún chửi hà nội được bày biện rất bắt mắt

Quay lại cái sự chửi của bà Thảo, bà cứ chắc như đinh đóng cột là cái danh Bún Chửi Hà Nội đích thị là “thằng Bằng Kiều” (Ca sĩ Bằng Kiều) đặt cho bà vì đây vốn dĩ vừa là khách quen, vừa là hàng xóm với quán bún chửi của bà từ lúc Bằng Kiều còn thiếu thời. Cũng có lần tôi đi ăn gặp ông Bằng Kiều ngồi ăn ngay bên cạnh, ăn xong ông còn hỏi bà Thảo:

“Hôm nay U không chửi nữa à”?

Bà Thảo đùa lại:

“Thôi mày ăn mẹ mày nhanh lên rồi biến mẹ mày đi”.

Ông Bằng Kiều nghe thế thì khoái lắm, rút cái điếu cày bắn tòng tọc rồi rũ lên cười khằng khặc.

Ấy là bà chửi đùa với khách, nghe là thấy vui tai. Có làm cái nghề làm dâu trăm họ mới thấu hiểu thế nào là “ba máu sáu cơn”. Có khi gặp khách kiểu có tiền trịnh thượng, hạnh hoẹ đủ kiểu cũng làm bà không kiềm chế được mà thốt ra những lời nói khó nghe chứ kỳ thực thì bà Thảo không “dám” xúc phạm nặng nề tới khách. Lâu dần ai cũng hiểu tính bà nên người chửi thì cứ chửi, người ăn cứ việc ăn, quan tâm làm mẹ gì cho mệt.

khi bát bún chửi hà nội hoàn thiện

Mà nghĩ cho cùng thì cuộc đời bà Thảo cũng nhiều góc khuất, nỗi buồn trong cuộc sống cũng đâu có ít. Lại mấy chục năm giời sấp mặt mưu sinh từ sáng tới tối. Công bằng mà nói thì lúc áp lực cuộc sống, các Mẹ nhà mình còn giải toả bằng cách này cách khác, có thể đi mua sắm, đi làm đẹp, đi ăn, đi chơi bù khú chém gió, túm năm tụm ba nói xấu mẹ cha với chúng bạn. Đằng này người ta phơi mặt phục vụ bàn dân thiên hạ, không chửi giời chửi đất, không bóng gió xa xôi, không mắng mỏ nhân viên, thực khách vài câu thì cũng cũng trầm cảm mà chết sớm mất thôi. Mà tôi nghiệm ra một điều, hễ những người đồng bóng, phổi bò, nghĩ sao nói vậy thì tâm địa lại chẳng bao giờ xấu xa, vụ lợi. Nên nghĩ cho cùng, chửi cũng chẳng là cái gì ghê gớm, cũng là một cách cân bằng cuộc sống chứ cái tâm bà Thảo thì thật sự nằm trong cái món bún dọc mùng ngon thật là ngon kia. Không phải tự nhiên mà quán lúc nào cũng đông nườm nượp suốt hơn 20 năm nay, Bún Chửi Hà Nội mà không ngon thì dễ gì khách ăn lại đông đến như vậy.

thêm một món đặc sản trong quán bún chửi hà nội

Trưa nay oi giời thèm cái gì nước nước lại mò ra bà Thảo ăn bún dọc mùng. Có anh khách chắc mới ăn vào hỏi bún mọc. Bà lại ngứa mồm đốp chát qua cô nhân viên:

“Bảo anh ấy muốn ăn bún mọc thì lấy “mọc” của anh ấy ra mà ăn”.

Gớm chết đang ăn mà cười tí sặc cả bún.

Thôi chả mong gì, chỉ mong bà cứ mát mát cái tính, có cáu giận quá thì băm vằm vào cái chân giò trên thớt cho hả dạ. Có vậy thì cả bà và khách đều vui vẻ với nhau mất gì đâu bà nhỉ!:))

Với tôi, những quán ăn dân dã đều có cái chất riêng của nó. Những nhà hàng sang trọng, lịch sự chỉ là điểm đến chứ không tạo nên một thứ bản sắc văn hoá đặc trưng nào hết.

Tái bút:

– Bún chửi 41 Ngô Sỹ Liên, Đống Đa, Hà Nội của bà Thảo, thời gian bán hàng từ 11h trưa tới 7h tối.

địa chỉ và thực đơn của quán bún chửi hà nội

– Ai mới ăn thì bước vào quán, dòm lên cái menu màu đỏ to tổ bố trên tường và chỉ gọi món có trong đó thôi nhé. Trừ trà đá và quẩy, bia bủng,… thì đừng gọi những gì không có trong menu nhé. Lệch sóng rồi lại dỗi nhau đấy.

– Bún Chửi Hà Nội đông khách, gọi món rồi đừng giục, trước sau cũng tới lượt, không chờ được thì đừng bước chân vào.

– Không phải những lời nói khó nghe đã là vô văn hoá. Đừng đem tiêu chí, chuẩn mực xã hội cao siêu vào quán ăn dân dã Bún Chửi Hà Nội vì nó thực sự chẳng có ý nghĩa gì cả.

Có cơ hội về Hà Nội, đừng quên tạt qua quán bún “kỳ lạ” này và thưởng thức món đặc sản của đất Hà Thành.

Còn muốn đặt vé máy bay đi Hà Nội, thì hãy về với đội của Flynow nhé!

Ảnh và bài viết: Khương Tiên Sinh.

Thưởng thức ẩm thực Hà Nội qua những tản mạn của Khương Tiên Sinh: Tháng 5 trở những niềm xưa về cùng một mùa Sấu Hà Nội

The post Quán Bún chửi Hà Nội và những điều ít ai biết đến. appeared first on FLYNOW BLOG.

]]>
Tháng 5 trở những niềm xưa về cùng một mùa Sấu Hà Nội https://www.flynow.vn/blog/am-thuc/noi-niem-xua-ve-cung-mot-mua-sau-ha-noi Wed, 24 May 2017 08:53:46 +0000 https://www.flynow.vn/blog/?p=8434 Bất chợt có một ngày đi ngang qua những tán Sấu Hà Nội quen thuộc mà không còn được hít hà thứ hương tình yêu thoang thoảng nữa, tôi nhận ra rằng Sấu đã kết trái rồi. Và sẽ chẳng lâu nữa để được nhìn thấy thứ quả vàng ruộm như thế – QUẢ SẤU CHÍN. Sấu …

The post Tháng 5 trở những niềm xưa về cùng một mùa Sấu Hà Nội appeared first on FLYNOW BLOG.

]]>
Bất chợt có một ngày đi ngang qua những tán Sấu Hà Nội quen thuộc mà không còn được hít hà thứ hương tình yêu thoang thoảng nữa, tôi nhận ra rằng Sấu đã kết trái rồi. Và sẽ chẳng lâu nữa để được nhìn thấy thứ quả vàng ruộm như thế – QUẢ SẤU CHÍN.

Sấu là thứ quả rất đặc trưng của một số tỉnh phía Bắc mà đặc Đặc Biệt là Hà Nội. Không phải tự nhiên mà quả Sấu có tên trong những món đặc sản không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực Hà Nội. Sấu Hà Nội trái to, tròn, vỏ nhẵn, bề mặt lác đác gai nhỏ như mụn nước, gốc sấu xù xì, cổ thụ, có nhưng thân cây sấu dễ phải đến 2 người mới ôm xuể. Bạn có thể bắt gặp những cây sấu rất lớn ở những con phố như: Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Quán Sứ,…Có những cây sấu cao đến 30 mét xum xuê giữa lòng Thành Phố và là hình ảnh gắn liền với nét đẹp cổ kính của Hà Nội. Nhiều thế hệ người Hà Nội sinh ra và lớn lên với rất nhiều những kỉ niệm tuổi thơ gắn liên với cây Sấu. Tôi cũng may mắn là một trong những thế hệ có nhiều kỉ niệm với thứ Quả này.

Sấu Hà Nội - 1

Nhớ ngày bé, Nhà tôi nằm trong con ngõ nhỏ ở một Phố nhỏ yên tĩnh và đầy nét cổ kính còn nguyên kiến trúc Pháp thuộc Quận Hoàn Kiếm. Phố Thợ Nhuộm ( Ngày xưa còn gọi là Hàng Bông Ruộm ). Sở dĩ gọi là phố Thợ Nhuộm là bởi nơi đây ngày xưa là là con phố tập trung những người Thợ làm nghề ” Nhuộm “. Tới thời tôi sinh ra thì không còn thứ Nghề đấy nữa.

Mỗi khi được nghỉ Hè thì cũng bắt đầu vào mùa sấu. Tháng 5 Hà Nội với biết bao cung bậc cảm xúc đối với đám trẻ con chúng tôi. Cảm xúc háo hức, rạo rực chờ đợi từng giây từng phút tiếng Trống bế giảng vang lên báo hiệu bắt đầu những ngày Hè rong chơi quên ngày tháng mà chẳng bao giờ trong đầu phải nghĩ đến sách vở, học hành. Ngoài sắc hồng của Phượng Vĩ, sắc tím của Bằng Lăng còn cả một thứ vẻ đẹp giản dị ẩn mình giữa lòng Thành Phố đó là Hoa Sấu. Hoa sấu có hương thơm đặc trưng, không nồng nàn như Hoa Sữa, không khoe sắc kiêu sa như Hoa Phượng, Hoa Bằng Lăng. Hoa Sấu khiêm nhường núp mình sau những tán lá non vươn tít tận trên cao mà phải ngẩng mặt lên tìm kiếm rất kĩ mới nhận ra chúng đang nhung nhúc chen nhau xen kẽ dưới làn trời xanh biêng biếc. Nếu ai đã từng lang thang trên những con đường Hà Nội về đêm trong tiết trời mát mẻ khi sương xuống. Những cánh hoa li li màu trắng vàng vương trên tóc, đó là Hoa Sấu. Một mùi hương man mát, ngọt nhẹ thoang thoảng len lỏi qua những hàng cây, tán lá rồi nhẹ nhàng đậu trên sống mũi, thì đó chính là Hương Hoa Sấu. Một trong những hương thơm được ví như là chất xúc tác của Tình Yêu. Chỉ cần một cái nắm tay, một ánh nhìn e ấp, một bờ vai dịu dàng, THẾ LÀ YÊU! Một tình yêu đôi lứa, một tình yêu Hà Nội.

sấu Hà Nội

Lại nói về lũ trẻ con chúng tôi. Kể cũng lạ! Ngày xưa thiếu thốn cái gì cũng tự làm. Để phục vụ cho thú vui đi bắt Ve Sầu vào buổi đêm, đứa nào cũng tự trang bị cho mình một chiếc đèn dầu tự chế vì đèn pin ngày xưa là thứ xa xỉ với tụi trẻ. Nguyên liệu thì sẵn lắm nhé vì nhà ai chả có bếp dầu. Thế là một lọ mực Cửu Long bằng thuỷ tinh đã dùng hết mực được trưng dụng, bấc đèn được cắt bấc bếp dầu luồn vào trong lọ mực để nhô lên một đoạn ngắn, sau đó đổ dầu vào lọ mực là có 1 chiếc đèn dầu oách xà lách. Thế rồi cả lũ rủ nhau trèo tường vào bên trong khu Toà Án ( nay là Toà Án Nhân Dân Tối Cao ) nằm ở phố Lý Thường Kiệt. Trong khuôn viên toà oán thì cơ man nào là cây Sấu và cây Quế to vật vã. Tối đến là lũ Ve Sầu rủ nhau bò xuống dưới những thân Sấu cổ thụ để lột xác. Chỉ việc soi đèn đi một vòng quanh thân cây, lũ trẻ con chúng tôi chỉ việc bắt từng chú cho vào lon sữa bò mang theo. Ve nhiều đến nỗi đứa nào cũng có phần mà chẳng phải ra về trắng tay. Bắt Ve chán chê mê mỏi rồi thì cả lũ quay sang đi tách quế ở thân cây Quế trong Toà Án, lại ” thu thủ ” ngọn ” Đèn Dầu Cửu Long ” leo lét đi soi từng gốc quế. Mà thân cây quế không phải hễ cứ tách là ăn ngay được đâu nhé. Thớ quế phải dài và mỏng thì đích thị là loại ăn được, cay xé lưỡi, còn loại to và dầy cho lên mồm nhai chỉ hơi có mùi quế, còn lại thì xồm xộp và mủn ra trong mồm, ăn đến phát kinh tởm lợn. Ai đời lũ trẻ chúng tôi ăn Quế nhiều đến nỗi đứa nào cũng từng dính chưởng Lỗ Mũi Ăn Trầu, máu cam chảy tè le vì nóng trong người.

sấu hà nội

Bất chợt có một ngày đi ngang qua những tán Sấu quen thuộc mà không còn được hít hà thứ hương tình yêu thoang thoảng nữa, tôi nhận ra rằng Sấu đã kết trái rồi. Thêm một cơn mưa rào đêm qua lại khiến tôi ngơ ngác, bần thần như vừa mới mất đi một thứ gì đó rất đỗi thân thuộc. Những trái Sấu non nớt không chịu nổi trận mưa mùa hạ đã rụng lả tả dưới gốc cây. Tôi chợt hiểu! Sự kết thúc cũng là lúc bắt đầu cho một khởi đầu mới, một sức sống mới, một hương vị mới vẫn thuộc về tôi, thuộc về Hà Nội. Cứ nghĩ ngợi mơ hồ tha thẩn mãi, giật mình bất chợt ngước mắt lên. Những chùm Quả Sấu đã chi chít, xum xuê tự bao giờ! Trái nào trái nấy to đùng ngã ngửa nhìn trông rất bắt mắt. Mọi người cứ bảo khi Sấu ra quả thì chả còn thứ Hương gì! Ai bảo là quả sấu xấu xí không có hương? Mỗi khi lũ trẻ chúng tôi nghển mặt lên giời nhìn những chùm Sấu đung đưa trong nắng thì đứa nào đứa nấy nước miếng đã túa ra hết cả. Đứa ít thì nuốt nước bọt ừng ực, đứa nhiều thì thềm hoa một bước mà ” dãi ” hoa mấy hàng. Cắt nghĩa cho dễ hiểu thì hương vị của Sấu phải nhìn và tưởng tượng là đang đưa quả Sấu vào mồm, kê hai hàm răng vào và cắn cái ” rộp ” khiến quả Sấu vỡ ra làm đôi. Mà chỉ có lũ trẻ con háu ăn như bọn tôi mới hiểu được đấy là hương vị ” Nước Dãi “

sấu Hà Nội -3

Mà thú thật khi ăn quả sấu xanh thì trải qua nhiều cung bậc cảm xúc thú vị đặc biệt thật. Sấu xanh chua mà không gắt như quả Chanh, quả Chấp, khi ăn với muối sẽ thấy chua man mát, nghiến hai hàm răng lại sẽ thấy tiếng xin xít phát ra, vị chan chát cộng với vị mặn của muối trên đầu lưỡi sẽ khiến bạn rùng mình một cách khoan khoái:)).

Nói thì vậy thôi, lũ trẻ chúng tôi thích ăn quả Sấu chín hơn. Nhưng quả sấu chín thì hiếm lắm nhé bởi lẽ ngay từ khi còn xanh bọn trẻ đã tay gậy tay sào chọc rụng cho bằng hết rồi còn đâu. Lại thêm cánh lái buôn thu hoạch ráo đem bỏ mối ngoài chợ hoặc bán lại cho mấy bà hàng nước về dầm cho chín rồi dùng dao xắt vòng quanh không một nét đứt nào tạo nên hình thù bông hoa rất đẹp mắt, đem trộn với muối và đường thế là thành món sấu dầm chua ngọt bầy bán kiếm tiền mưu sinh. Quả Sấu chín hoạ hoằn chỉ có ở quê tôi. Bác tôi không ” trảy ” khi còn xanh mà để sấu chín cây rồi bán cả cây cho lái buôn. Lâu lâu tôi cũng được Bác giấu giếm hái trộm của ” Cánh Lái ” một ít rồi gửi lên Thành Phố cho tôi ăn. Bởi vậy tôi mới nói là sấu chín cây rất hiếm, mà hương vị cũng khác hẳn với sấu chín ” dấm “. Sấu chín cây ăn mềm môi, không bị ” sượng “, vị ngọt nhiều chua ít, thơm và dính tay, nếu để cả vỏ vẫn còn chút vị chát và đương nhiên không thiếu được vị man mát. Cảm giác ăn một trái sấu chín cây chấm muối ớt xong mút mát ngón tay thật là tuyệt vời biết bao.

Mùa Sấu đến, quả sấu nhiều vô kể, đi đâu cũng thấy sấu, người người sấu, nhà nhà sấu. Mùa hè với cốc nước sấu ngâm đường tỉnh người, canh sấu chua thịt băm Mẹ nấu, rau muống luộc cũng phải có vài quả sấu bỏ vào cho có vị chua và nước không bị xanh, nồng, rồi cả ô mai sấu,…Nói chung là Sấu ăn vào tâm trí người Hà Nội đến nỗi, những thằng thanh niên lêu lổng, không chịu học hành tử tế cũng bị các Cụ rủa: ” Cái ngữ thằng trèo me trèo Sấu như mày thì Chó nó lấy, không có tương lai chờ mong đâu con ạ “.

sấu Hà Nội - 4

Tôi đã yêu Sấu, yêu nơi tôi sinh ra và lớn lên thế đấy. Chỉ bắt gặp hình ảnh của một trái sấu cũng đã khơi gợi lại biết bao kỉ niệm tuổi thơ tôi với ” THÀNH PHỐ TÌNH YÊU VÀ NỖI NHỚ “. Mỗi hình ảnh là một kí ức ngọt ngào để rồi chúng vỡ oà thành những mảnh ghép cuộc đời. Để mỗi lần hoài niệm tôi lại nhặt nhạnh những mảnh ghép ấy, phủi sạch lớp ” Bụi Thời Gian ” rồi sắp xếp chúng một cách ngay ngắn và trang trọng nhất trong tâm trí của mình.

Đêm! nằm nghe bài hát mà trước đây tôi rất yêu thích của Cố nhạc sĩ Thanh Tùng. Từng câu từng chữ cứ dập dờn, da diết:

” Gió nhớ gì, ngẩn ngơ ngoài hiên

Mưa nhớ gì, thì thầm ngoài hiên

Bao đêm tôi đã một mình nhớ em

Đêm nay, tôi lại một mình “

Nhớ quá tuổi thơ tôi với hương hoa Sấu, với những quả sấu lăn lóc nựng trong bụng áo. Nhớ quá con ngõ nhỏ với lũ trẻ ngày xưa.

Giờ này chắc đứa còn, đứa mất, đứa vẫn ở lại đứa đi xa. Nhưng dù có ở đâu, ở một thế giới “thực hư” nào đi chăng nữa. Tôi tin! Sẽ chẳng có đứa nào quên được MÙA SẤU HÀ NỘI mà về!

Đặt vé máy bay đi Hà Nội, hẹn hò nhau mùa sấu chín!

Tác giả: Khương Tiên Sinh.

The post Tháng 5 trở những niềm xưa về cùng một mùa Sấu Hà Nội appeared first on FLYNOW BLOG.

]]>