Thứ Tư , 24/04/2024 | 10:20 Sáng
ĐẶT VÉ TRỰC TUYẾN GỌI

1900 6432 - (024/028) 7300 1133

Thác Tình Yêu -Truyền thuyết mối tình buồn ngàn năm

Đi du lịch Sapa để biết cái lạnh cắt da cắt thịt, là gió rét đến tê buốt chân tay là như thế nào. Lên SaPa để có cơ hội trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng cao rực rỡ sắc màu hay lạc vào thiên đường đồ nướng ở xứ ấy. Và quan trọng hơn, để lắng nghe núi rừng SaPa kể câu chuyện tình yêu hàng nghìn năm nay giữa thác Tình Yêu và đèo Ô Quy Hồ.

“Ai làm cho khói lên giời

Cho mưa xuống đất, cho người biệt ly

Ai làm cho Nam Bắc phân kỳ

Cho đôi hàng lệ đầm đìa tấm thân”

thác tình yêu sapa

thác tình yêu sapa

Thác Tình Yêu – cái tên nhắc đến chuyện tình dang dở của nàng Tiên thứ 7 và chàng tiều phu Ô Quy Hồ – người con trai cả của thần núi Ai Lao. Ẩn mình trong rừng sâu, muốn biết được vẻ đẹp của Thác nước Tình Yêu như thế nào, bạn phải đi sâu vào rừng xuyên qua khu rừng trúc xanh mướt. Giống như tình yêu, có trải qua bao mật đắng, nước mắt mới được ở bên nhau.

Vào tháng 3, con đường dẫn tới thác trở nên đẹp hơn nhờ sắc đỏ rực rỡ của hoa đỗ quyên. Tất cả hòa quyện tạo thành bức tranh thiên nhiên quyến rũ.

THÁC BẠC SAPA – TUYỆT TÁC CỦA THIÊN NHIÊN

Vị Trí:  Thác nằm trên địa bàn xã San Sả Hồ, cách thị trấn Sa Pa chừng 4 km về hướng Tây Nam và cách đèo Ô Quy Hồ chừng 3 km theo đường thẳng.

Đặc điểm: Thác có độ cao tương đối gần 100m và độ cao tuyệt đối gần 1800 m so với mực nước biển. Đến thác Tình Yêu, bạn sẽ đắm chìm trong cảnh sắc mê hoặc như ở chốn bồng lai.

thác tình yêu sapa

Dòng nước từ trên cao gần 100m đổ xuống dữ dội mang theo hơi lạnh đến run người, những giọt nước trắng xoá tung ra từ đỉnh thác tạo thành màn sương mỏng che khuất rừng cây hai bên thác. Dữ dằn là thế nhưng ta vẫn cảm nhận thấy “cái hồn” của con thác được dệt lên từ “nhịp đập” của tình yêu và tên gọi Thác Tình Yêu đi vào lòng người dân Sa Pa, Lào Cai từ lúc nào.

Đây là điểm bắt đầu của hành trình Du lịch leo núi chinh phục đỉnh Phan Xi Păng, là đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng lý tưởng. Đến đây, ngâm mình dưới dòng suối trong mát, gột rửa mọi lo toan, tha hồ trò chuyện thư giãn dưới những bóng cây rừng xanh mởn, để mọi phiền não trôi theo dòng thác Bạc.

thác tình yêu sapa

Thác đổ xuống tạo nên bồn tắm thiên nhiên tuyệt đẹp. Xưa kia, các nàng tiên đã chọn nơi đây làm bến tắm và mải mê chơi đùa cho đến khi mặt trời đã xuống núi mới bay về trời. Và cũng vì thế, truyền thuyết mới lưu truyền câu chuyện tình giữa chàng tiều phu Ô Quy Hồ – người con trai cả của thần núi Ai Lao và nàng tiên thứ bảy.

HUYỀN THOẠI THÁC TÌNH YÊU VỀ CHÀNG Ô QUY HỒ VÀ NÀNG TIÊN THỨ BẢY

thác tình yêu sapa

“Các nàng tiên say mê trước cảnh đẹp của cỏ cây hoa lá, cảnh đẹp của dòng thác, như tuôn chảy từ trời xanh mây thắm nên đã xuống nơi đây để tắm. Trước khi về trời các nàng tiên thường phơi xiêm y trên những khóm hoa sặc sỡ, trên thảm cỏ mướt xanh. Nàng tiên thứ 7 say mê trước cảnh đẹp nơi hạ giới.

Một lần kia, nàng tiên thứ bảy phát hiện bên dòng suối có một chàng tiều phu đang nấu cơm, vừa nấu cơm chàng vừa lấy cây sáo trúc ra thổi. Tiếng sáo của chàng nghe vời vợi, khi như tiếng suối reo, khi líu lo như tiếng chim rừng… Một lần do mải nghe tiếng sáo của chàng, nàng quên mất đường về. Đêm xuống, những cơn gió núi như thổi từ các hốc đá lạnh run người, nàng đến bên đống lửa của chàng.

Nàng biết được, chàng tên là Ô Quy Hồ, con trai cả của Thần Núi ngự trị trên dãy núi Ai Lao, vì mê loài trúc nơi đây (đã làm nên những cây sáo kỳ diệu) mà quên phận sự của con trai cả là phải tu luyện để nối nghiệp cha. Có lẽ vì giận chàng nên Thần Núi cha chàng đã hoá phép biến chàng thành người thường thả xuống đỉnh núi này để trồng trúc, chăn mây và thổi sáo.

thác tình yêu sapa

Đêm ấy, bên ánh lửa bập bùng, bên Thác Tình Yêu, người con trai của Thần Núi đã thổi sáo cho nàng tiên thứ bảy nghe những bản tình khúc mê hồn. Tiếng sáo của chàng hay đến nỗi hươu nai, hổ báo, chim rừng và cả cá dưới suối cũng rạch lên bờ nhảy múa theo giai điệu của tiếng sáo du dương và tiếng thác chảy tuôn trào. Hai người cùng nhau trò chuyện cho đến khi ánh mặt trời chói chang rọi xuống mặt đất nàng mới vội vã bay về trời.

Ngày nào cũng thế, cho đến một hôm nàng bị cha mẹ phát hiện và không cho nàng theo các chị xuống Thác Tình Yêu tắm nữa. Nàng nhớ chàng tiều phu nên chiều nào cũng ra cổng trời nhìn xuống Thác Tình Yêu và nghe tiếng sáo nhưng không thấy chàng đâu. Nàng buồn phiền biến thành một loài chim màu vàng bay quanh đỉnh núi và tiếng kêu ‘Ô Quy Hồ, Ô Quy Hồ’ da diết không nguôi…”. Đến nay, tiếng chim gọi bạn vẫn da diết vào mỗi buổi chiều buông, làm cảnh vật thiên nhiên tuy đẹp nhưng nhuốm màu buồn chia ly.”

Người dân nghe thấy tiếng gọi ai oán ấy mà đã lấy nó làm tên cho đỉnh đèo Ô Quy Hồ (đèo Hoàng Liên Sơn) ngày nay và dòng thác kia được gọi là thác Tình Yêu để tưởng nhớ câu chuyện tình ngang trái của đôi uyên ương.

Thác Tình Yêu còn đó như là nhân chứng cho tình yêu trọn vẹn của đôi kim đồng – ngọc nữ trong truyền thuyết.  Đứng trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ và ngắm nhìn những biển mây trắng bồng bềnh, xốp và mềm mượt như kẹo bông gòn hay đơn giản chỉ là ngắm những con đường đèo quanh co cũng khiến bạn quên đi mọi ưu tư.

Cũng giống như sự tích về loài hoa đỗ quyên mọc bên thác, đều là những câu chuyện tình yêu đẹp hiếm có xưa nay. Thác tung bọt trắng xóa, hoa đỗ quyên nở đỏ rực đều tựa minh chứng tình yêu trong sáng, thủy chung, mãnh liệt đời đời cho mọi đôi lứa đã, đang và sẽ yêu.

Giá vé tham quan thác Tình yêu là 35.000 đồng/ người. Nếu may mắn đến vào ngày sương mù, bạn có thể chứng kiến khung cảnh đẹp tựa chốn bồng lai.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa tự túc

Đặt vé máy bay giá rẻ đi Hà Nội, lên Sapa ghé thăm thác tình yêu ngay nhé: