Thứ Sáu , 29/03/2024 | 4:16 Sáng
ĐẶT VÉ TRỰC TUYẾN GỌI

1900 6432 - (024/028) 7300 1133

14 cung đường đèo Việt Nam hùng vĩ đáng đi nhất

Trong những cung đường đèo Việt Nam dưới đây, nhất định bạn không thể từ chối bất kỳ cung đường nào. Bởi những khúc cua tay áo mượt và cực ngọt khi bạn vượt qua, bởi cảnh đẹp 2 bên với vách núi, rừng cây, với biển rộng. Lưu giữ lại và hãy đi hết 14 cung đèo này khi sức còn dai khỏe nhé

Đèo Ô Quy Hồ

1 trong 4 tứ đại đỉnh đèo, nằm giữa Lào Cai và Lai Châu. Cung đường đèo Việt Nam này dài gần 50km nằm trên tuyến quốc lộ 4D nối liền 2 tỉnh, với độ cao 2.000m. Bạn bắt đầu từ trung tâm thị trấn Sapa, đi qua thác Bạc khoảng 12km rồi phi thẳng lên đèo Ô Quy Hồ. Tại Sapa nơi gặp gỡ của đất trời, biển mây trôi bồng bềnh lơ đãng khi nhìn từ đỉnh đèo. Sapa ngày càng nhiều du khách tới tham quan, không kể Fanxipang cao hùng vĩ, mà nhất định đừng bỏ lỡ Ô Quy Hồ mới đủ trọn vẹn chuyến đi

cung đường đèo Việt Nam đèo ô quy hồ

Đèo Xá Tổng

Bạn muốn lên Mường Lay, Lai Châu không thể không đi qua cung đường đèo Việt Nam hiểm trở nhất của Điện Biên. Con đèo dài 25km và mặt đường cực hiểm, nhiều đoạn không có cọc tiêu, không gương cầu. Thậm chí đoạn này gần như không có ô tô đi qua vì quá nguy hiểm, chỉ có những xe Win100, Minks chỉ dám lết số 1, vừa lì trườn bò lên dốc, khá nặng nề cho xe và người. Đường cực mấp mô nên người và xe đi bị xóc, cả xế và ôm rất mệt mỏi, nhưng họ vẫn đam mê hì hục vượt từ con dốc này đến con dốc kia, đường cua này đến ngã rẽ kia. Suốt đoạn đường, người lái xe chỉ dán mắt vào lòng đường, còn người ôm đằng sau mải mê ngắm cảnh vật xung quanh đẹp đến lạ

cung đường đèo Việt Nam đèo xá tổng

Đèo Khau Phạ

Cung đường đèo Việt Nam Khau Phạ có độ dài trên 32km, ở độ cao từ 1200m – 1500m, nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Căng Chải, Yên Bái. Sở hữu cảnh quan hùng vĩ và huyền ảo cùng lớp mây trắng bồng bềnh như chốn tiên cảnh, Khau Phạ lại là con đèo rất hiểm trở, quanh co, nhiều đoạn đã xuống cấp, dễ sạt lở, nguy hiểm. Bù lại, cảnh núi non trùng điệp, cánh rừng già nguyên sơ sâu hun hút và đặc biệt ruộng bậc thang vào mùa tháng 8, 9, 10 của dân tộc Thái và Mông vàng đẹp phấn khích.

cung đường đèo Việt Nam đèo khau phạ

Đèo Mã Pì Lèng

Mã Pì Lèng, hay Mã Pí Lèng, cung đường đèo Việt Nam cực kỳ huyền thoại, không ai không biết tới tại Hà Giang. Cung đường dài 20km uốn quanh đỉnh núi Mã Pì Lèng cao 2.000m, nối liền thị xã Mèo Vạc với Đồng Văn, Hà Giang. Đây còn được gọi là “con đường hạnh phúc”, tại đây “mây đạp dưới chân, trời đụng trán”, khi đứng trên chỏm đá của đỉnh đèo, nhìn xuống dòng sông Nho Quế mềm mại mà dữ dội tạo nên cặp đôi huyền thoại bậc nhất của Hà Giang. Người ta vượt đèo Mã Pì Lèng để ngắm cảnh sông xanh ngọc bích kỳ vĩ thơ mộng và ngược lại ghé thăm sông Nho Quế sẽ lại muốn chinh phục đèo Mã Pì Lèng

cung đường đèo Việt Nam đèo mã pì lèng

Dốc Bắc Sum

Nằm giữa Hà Giang và Quản Bạ, đoạn đèo uốn lượn như những lọn vải xếp chồng lên nhau. Điều đặc biệt của con dốc này là những đường cong mềm mại và quyến rũ, giống như dải lụa trải dài bất tận đang đưa ra uyển chuyển và nhẹ nhàng giữa bốn bề cao nguyên đá Hà Giang. Tuy nhiên, cung đường đèo Việt Nam này có nhiều khúc cua tay áo rất hiểm trở, rất kích thích cho các tay lái ưa mạo hiểm và thích chinh phục, đổ đèo cực phê. Con dốc Bắc Sum đưa người đi tới cổng trời hùng vĩ, quả là món quà xứng đáng cho cung đường hiểm trở này, bạn sẽ như lạc vào chốn thần tiên của núi rừng Hà Giang

cung đường đèo Việt Nam dốc bắc sum

Đèo Pha Đin

Đèo có độ dài 32km với điểm cao nhất là 1.648km. Pha Đin nghĩa là “trời và đất”, hàm nghĩa đây là chỗ tiếp giáp giữa trời và đất. Khi vào mùa hoa quả mận, hai bên đường được tô điểm bởi các loài hoa rừng vào mùa xuân với sắc trắng tinh khôi của hoa mận, sắc hồng dịu của đào rừng trên nền xanh thẫm của rừng và nâu thẫm của đồi núi. Nhìn từ xa, cung đường như sợi dây thừng nối những quả núi, lơ lửng giữa mây trời Nơi gặp gỡ của đất trời

cung đường đèo Việt Nam đèo pha đin

Đèo Mã Phục

Đèo cao 620m, vượt qua bảy vòng dốc để đến được đỉnh, là con đèo đẹp nhất trong các con đèo trên đường QL3, thuộc xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh. Không có con đèo nào đặc biệt như đèo Mã Phục, quanh co bên những dãy núi đá vôi cao chót vót, đường đi không rộng và mấp mô nhưng lại tổ chức nhiều phiên họp chợ của các dân tộc. Sở dĩ có tên như vậy bởi 2 bên quốc lộ có 2 khối đá vôi, thành dựng chụm vào nhau như con ngựa nằm phục phủ. Đặc biệt phong cảnh 2 bên đèo rất đẹp, sẽ thấy tam giác mạch khi vào mùa xuân và ruộng ngô xanh rì khi hè tới.

cung đường đèo Việt Nam đèo mã phục

Đèo Hải Vân

Một trong những cung đường đèo Việt Nam gắn liền với biển là đèo Hải Vân. Đèo dài 20km, cao gần 500m so với mực nước biển, nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và hiểm trở Việt Nam, nối liền Đà Nẵng với Thừa Thiên Huế. Đèo Hải Vân được ví như dải lụa mềm mại vắt ngang dãy núi hùng vĩ bạt ngàn lau sậy. Trong những ngày nắng đẹp, từ đèo Hải Vân nhìn bao quát về phía bắc là cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà, xa xa là đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh. Phía nam, sóng biển vỗ quanh theo triền núi, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá rẽ sóng ra khơi.

cung đường đèo Việt Nam đèo hải vân

Đèo Hòn Giao

Đèo dài 33km, cung đường đèo Việt Nam này có nhiều tên gọi khác nhau như đèo Khánh Lê, đèo 723, đèo Omega hay đèo Long Lanh, nối liền thành phố biển Nha Trang với thành phố ngàn hoa Đà Lạt. Mỗi khúc quanh là một khung cảnh mới hùng vĩ vừa thơ mộng với núi rừng, sương mù giăng lối, chảy xuống cả thung lũng. Từ Đà Lạt, đèo đi qua cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, vách đá cheo leo, những thác nước tuyệt đẹp, những bản làng mộc mạc, nhỏ bé của người Cil, K’Ho. Bình minh là khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày với nắng dịu dàng, sương vương vấn chưa tan. 6h sáng trên đèo, chẳng có tia nắng nào chiếu rọi, nhưng vèo 1 cái, nắng tưng bừng len lỏi từng ngọn cây thông cao.

cung đường đèo Việt Nam đèo hòn giao

Đèo Ngoạn Mục

Với độ dốc trên 9 độ, dài 18,5km, 1 trong những cung đường đèo Việt Nam – đèo Ngoạn Mục là đèo có độ dốc lớn nhất ở các tình miền Nam, nối Đà Lạt – Phan Rang. Đỉnh đèo nằm ngay ở chặng đầu tiên, tiếp đó là 4 khúc cua tay áo rất gấp. Đứng trên đỉnh đèo, thu vào tầm mắt bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đẫm chất thơ với màu xanh ngút ngàn của rừng cây hoa lá, thấp thoáng con đường uốn lượn uyển chuyển quanh chân núi. Phía sau là hồ Đơn Dương cùng thị trấn D’ran vùng cao yên tĩnh, thủy điện Đa Nhim với phong cảnh trữ tình say đắm

cung đường đèo Việt Nam đèo ngoạn mục

Đèo Prenn

Đèo Prenn có độ dốc vừa phải, nhiều khúc quanh nhưng khá mềm mại không gắt như đèo Ngoạn Mục hay đèo Dran. Hai bên đường là cảnh tượng đặc trưng của phố núi, Những hàng thông cao vút rung rinh trong gió, phía dưới chân đèo thấp thoáng những vườn hoa bất tử. Du khách dừng chân tại đèo cảm nhận vẻ đẹp của thác nước Prenn, tiếng nước chảy như bản tình ca dịu dàng lãng mạn. Đặc biệt với vườn mai anh đào dọc đèo, đến mùa bung hoa, sắc hồng dịu xen sắc xanh bạt ngàn của thông làm đèo thêm duyên dáng.

cung đường đèo Việt Nam đèo prenn

Đèo Phượng Hoàng

Nối liền Khánh Hòa – Dak Lak, đèo như cánh chim trời, tạm biệt vùng biển với cát vàng mây xanh miền duyên hải đi ngược lên qua đèo Phượng Hoàng, cánh chim nối núi đồi bạt ngàn, non cao Dak Lak. Đèo thuộc địa phận M’Drak và là cửa ngõ phía đông tỉnh Dak Lak, với nhiều khúc cua tay áo khúc khuỷu, nhưng khi đổ đèo tựa như con chim phượng hoàng chao cánh liệng theo sườn núi, phấn khích vô cùng. Qua cung đèo Phượng Hoàng, những tay lái vững vàng như lạc vào trong tiếng gọi của đại ngàn của những thác nước, của bản làng. Ví như thác Krông Kmar, bắt nguồn từ dãy núi Chư Yang Sin, dãy núi được mệnh danh là mái nhà của Tây Nguyên, là một điểm nhấn cho sự hoang sơ, mơ mộng nhưng cũng vô cùng mạnh mẽ của núi rừng Đắk Lắk. Thác Krông Kmar tuôn trào mạnh mẽ, tung bọt trắng xóa qua những ghềnh đá. Tiếng suối âm vang như tiếng trống vang vọng trên núi rừng bạt ngàn.

cung đường đèo Việt Nam đèo phượng hoàng

Dốc 9 khoanh

9 khoanh uốn khúc trên vách đá dựng đứng bên vực thẳm hun hút. Đường đèo này hiểm trở tới mức ngựa đi cũng phải bạt vía lạc hơi. Nhiều chỗ đèo chỉ đủ cho người đi bộ và ngựa thồ đi qua nhưng cũng khá nguy hiểm và khó khăn trong việc di chuyển.

cung đường đèo Việt Nam dốc 9 khoanh

Đèo Mang Yang

Người dân Gia Lai vẫn quen gọi với cái tên “Đèo cổng trời”, quãng đường đèo không dài nhưng độ dốc đứng tạo cho ta cảm giác như lên với trời xanh, có lẽ vì đặc điểm này mà nó thích hợp với tên gọi đó. Nếu ai từng lên phố núi Pleiku theo quốc lộ 19 và lại vào 2 mùa mưa-nắng rất đặc trưng của Cao nguyên này chắc hẳn sẽ không ngỡ ngàng trước 2 vẻ đẹp rất riêng, rất nên thơ của phong cảnh nơi đây. Nếu bạn đến vào mùa nắng sẽ như lạc vào rừng cúc quỳ vàng rực rỡ dọc theo đoạn đường lên đến đỉnh trời, và nếu là mùa mưa bạn càng không khõi ngỡ ngàng trước làn sóng nhấp nhô của cỏ tranh đuổi nhau trên sườn núi. Cảnh quan của “Đèo cổng trời” vừa hùng vĩ vừa nên thơ đã để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

cung đường đèo Việt Nam đèo mang yang

Người viết: Bạch Thùy Vân